image banner
Khả Phong (Hà Nam): Nghề nuôi trồng thủy sản biến vùng đất hoang vu thành nơi trù phú
Từ một vùng đất hoang vu, chỉ hơn chục năm đã trở thành một nơi trù phú. Đó là vùng nuôi trồng thủ sản tập trung của xã Khả Phong, huyện Kim Bảng (Hà Nam).
Nét đặc thù của một xã miềm núi Khả Phong yên tĩnh là những ao, hồ liền kề như những chiếc bát đựng đầy nước để cạnh nhau, được bao bọc bởi tứ bề núi non trùng điệp. Nếu về Khả Phong cách đây khoảng chục năm thì bây giờ chắc chắn sẽ không còn nhận ra bởi sự thay đổi mạnh mẽ và rõ nét. Sự hoang sơ của một xã miền núi đã được thay thế bằng những trang trại tập trung theo quy hoạch một cách khoa học. Những thửa ruộng trũng chưa mưa đã ngập, chưa nắng đã hạn ngày trước nay đã biến thành những ô ruộng vuông vắn sản xuất đa canh, nuôi trồng thủy sản. Mọi thay đổi của vùng đất này được bắt đầu từ khi những mô hình nuôi trồng thủy sản tập trung được triển khai vào năm 1996, tạo nên sự đột phát lớn, phá thế độc canh cây lúa một vụ.
Là một trong những hộ đi đầu trong việc rời làng ra khu nuôi trồng thủy sản tập trung, nơi người dân thường gọi là khu chuyển dịch, gia đình ông Lê Văn Thũy hiện đã có một cơ ngơi khang trang với diện tích hơn 3 ha theo mô hình VAC, cho thu nhập từ 300 đến 500 triệu đồng/năm. Nhớ lại những ngày đầu mới vào khu chuyển dịch, ông Thũy cũng như những thành viên trong gia đình không tin gia đình mình có thể biến những vùng ngập nước trở thành một trang trại như ngày nay. Vào năm 1997 với 5 mẫu ruộng trũng cùng một số vốn ít ỏi, lại không có nhiều kinh nghiệm, trước mắt ông Thũy là bao nhiêu khó khăn tưởng chừng như không thể vượt qua, ông mạnh dạn đi vay mượn được 60 triệu đồng, đầu tư hết vào việc đào ao, đắp bờ, xây dựng chuồng trại chăn nuôi lợn, gà và trồng cây ăn quả. Ông Thũy không thể nhớ hết bao nhiêu sức người, sức của đã bỏ vào vùng trũng này. Ròng rã suốt 6 tháng liền, từng viên gạch, từng tảng đá được ông gom góp, vận chuyển bằng thuyền để đắp bờ cho những thửa ruộng trũng, xây nhà tạm để ở. Phải mất 3 năm sau, khi cơ sở vật chất của trang trại đã ổn định, ông Thũy bắt tay vào quy hoạch nuôi các loại cá truyền thống và trồng lúa xen vụ. Đến năm 2001, gia đình ông được chọn cùng 2 hộ chăn nuôi khác triển khai đề án phát triển nuôi tôm càng xanh của tỉnh Hà Nam. Đây chính là bước ngoặt cho gia đình ông nói riêng, của toàn xã Khả Phong nói chung. Bao nhiêu vốn liếng tích góp được ông đầu tư vào nuôi tôm càng xanh. Mặc dù thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm nuôi tôm nhưng được sự trợ giúp về kỹ thuật của chính quyền và đề án, vụ đầu tiên đã cho thu nhập gấp 4, 5 lần nuôi cá truyền thống. Vụ nọ gối tiếp vụ kia, gia đình ông quy hoạch 60% diện tích đất ruộng cấy lúa một vụ, rồi chuyển sang nuôi tôm càng xanh, diện tích ao còn lại ông cho nuôi thả các loại cá...
Từ những bước đi đầu tiên, nay khu nuôi trồng thủy sản tập trung của Khả Phong đã có trên 140 hộ tham gia. Hộ ít thì hơn 1 ha gồm đất ruộng và ao, nhiều thì 3 đến 4 ha cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm như gia đình ông Thũy. Trong số đó phải kể đến các hộ chăn nuôi Phạm Văn Hưng, Nguyễn Xuân Trường... là những hộ kinh tế khá vững của xã.
Dẫn chúng tôi đi một vòng quanh khu chuyển dịch như muốn giới thiệu, quảng bá hình ảnh quê hương, anh Đinh Mạnh Tưởng, Phó Chủ nhiệm hợp tác xã (HTX) Thủy sản Khả Phong không giấu nổi niềm tự hào: “Đấy các anh xem, vùng chuyển dịch của chúng tôi phát triển ngày càng mạnh. Để hướng dẫn bà con kỹ thuật cũng như lo đầu vào, đầu ra cho bà con, HTX của chúng tôi đã được thành lập vào thành 4/2009. Kết thúc vụ năm 2010, sản lượng tôm càng xanh của chúng tôi đạt khoảng 30 tấn, sản lượng cá đạt trên 200 tấn. Riêng cây lúa, dù không được đầu tư nhiều như những vùng chuyên canh cây lúa cũng cho cho sản lượng rất cao 63 tạ/ha”. Được biết, HTX Thủy sản Khả Phong là một trong số ít những HTX chuyên về nuôi trồng thủy sản của tỉnh Hà Nam được thành lập.
Anh Tưởng cũng cho biết thêm: HTX mạnh dạn tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương đưa người dân đi thăm quan, học hỏi kinh nghiệm, tiếp thu khoa học kỹ thuật từ các nơi khác, bên cạnh đó đưa các giống mới vào nuôi như cá trắm ốc, ba ba... là những điều HTX đã và đang thực hiện. Tuy nhiên, 2 khó khăn lớn nhất của HTX cũng như của người dân là nguồn vốn và đầu ra cho nông sản, đặc biệt là con tôm càng xanh. Để giải quyết vấn đề này, HTX đã tích cực tìm những nguồn vốn từ ngân hàng cũng như huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân cho những hộ nuôi trồng thủy sản vay. Bên cạnh đó, việc gắn kết giữa người nuôi trồng thủy sản với tiểu thương, thậm chí là những cơ sở chế biến thủy sản cũng được HTX tính đến nhưng đến nay vẫn chưa hiệu quả. Đây cũng chính là những khó khăn lớn nhất, bởi trong quá trình người dân xây dựng trang trại, cải tạo đất, nuôi trồng sản xuất cần một số vốn khá lớn, nhất là đối với những hộ mới đầu tư vào lĩnh vực này. Nhưng thực tế, việc cho vay phục vụ sản xuất nông nghiệp của các ngân hàng lại bó hẹp, nếu được vay lớn thì thời gian tiền đến tay người dân lại chậm và kèm theo nhiều yêu cầu khắt khe. Từ thực tế đó dẫn đến tình trạng bà con phải đi vay ở các nguồn khác nhau với lãi suất cao. Thậm chí họ bị các tiểu thương “trói buộc” bằng cách cho vay tiền mua giống và thức ăn để ép buộc người dân phải bán cho họ. Chính điều này vô hình đã khiến người dân bị lệ thuộc vào các tiểu thương, đơn cử như khi các tiểu thương chậm trễ trong việc thu mua, người dân cũng không dám bán đi nơi khác.
Bà Nguyễn Thị Hồng, Chủ tịch UBND xã Khả Phong cho biết, ngay từ đầu năm 2011 đã có thêm nhiều hộ xin được chuyển vào khu chuyển dịch để phát triển ngành nghề này. Điều này đã chứng tỏ hướng đi đúng của Đảng ủy, chính quyền địa phương về hướng phát triển kinh tế và cơ cấu cây trồng, vật nuôi của xã. Đảng ủy, chính quyền địa phương sẽ từng bước tháo gỡ khó khăn cho người dân, tạo điều kiện để nghề nuôi trồng thủy sản trở thành mũi nhọn của xã. Trong tương lai không xa, diện tích nuôi trồng thủy sản của xã không chỉ dừng lại ở 128 ha mà sẽ được mở rộng thêm nữa. Cái nghèo, cái đói của vùng đất khó nay đã được đẩy lùi, thay vào đó là ánh sáng của “vùng kinh tế mới” năng động.
Lịch công tác
Calendar
Title and navigation
Title and navigation
<<<Tháng Bảy 2025><<
Tháng Bảy 2025
 HBTNSBC
2730123456
2878910111213
2914151617181920
3021222324252627
3128293031123
3245678910
Video sự kiện
Hướng dẫn công dân nộp hồ sơ và thanh toán trực tuyến
BÌNH CHỌN
Các lợi ích khi đạt xã nông thôn mới kiểu mẫu
  • Bình chọn Xem kết quả
    Thống kê truy cập
    • Đang online: 1
    • Hôm nay: 1
    • Trong tuần: 1
    • Tất cả: 1

    2025 © Trang Thông Tin Điện Tử UBND Phường Tam Chúc

     

     

    Địa chỉ:Phường Tam Chúc, Tỉnh Ninh Bình
    Email: ubndtamchuc@ninhbinh.gov.vn
    Số điện thoại:  (0226) Fax: (0226)

    (Ghi rõ nguồn "https://tamchuc.ninhbinh.gov.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này)

     

     

     

    Designed by VNPTĐăng nhập